Ví điện tử khó phát triển vì còn nhiều rào cản

Trong 3 năm trở lại đây, ví điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn đang giới hạn ở các thành phố lớn, còn những tỉnh thành khác thì ví điện tử còn chưa được biết đến hoặc được sử dụng rất ít. Vậy rào cản nào cho quá trình sử dụng phổ biến ví điện tử?

Theo một cuộc khảo sát ví điện tử 2019, hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 30 ví điện tử nhưng số lượng ví được tin tưởng và sử dụng nhiều chỉ có 5 – 6 ví. Đây là điều dễ hiểu khi các doanh nghiệp lớn có lượng data khách hàng sẵn có thường có nhiều trợ lực hơn các doanh nghiệp mới.

Mặc dù các ví như zalo pay, viettel pay, … có lượng khách hàng sử dụng nhiều nhưng người chuyển đổi sử dụng ví này lại chỉ có một phần nhỏ khách hàng đang sống ở thành phố lớn như Hà Nội, HCM, Đà Nẵng, Cà Mau, … còn các tỉnh thành khác còn rất hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được các chuyên gia phân tích:

Ví điện tử chậm phát triển là do đâu?

Ví điện tử chậm phát triển là do đâu?’

Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử như thế nào ?

  • Do thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt: Hầu hết mọi người thường thích đến tận cửa hàng xem hàng rồi đưa tiền mặt “tiền tươi thóc thật”, không thích dùng những thứ hư ảo như tiền điện tử.
  • Rào cản thứ 2 là do các ví điện tử chưa tạo đủ niềm tin cho khách hàng dẫn đến người sử dụng không dám gửi tiền hoặc nhiều tiền lên ví
  • Do lượng người dùng internet còn hạn chế ở các tỉnh xa xôi
  • Vì các tỉnh xa, người dân ít sử dụng thẻ ngân hàng

Những rào cản này có phần nhiều do thói quen và sự phát triển kinh tế không đồng đều ở nước ta. Ví điện tử muốn phát triển rộng rãi, thay thế hoàn toàn tiền mặt còn cần một thời gian nỗ lực hơn nữa.  Một số chủ doanh nghiệp có phát triển ví điện tử cho biết, đơn vị tự phát triển, quảng cáo sản phẩm của mình là một phần, nhưng để hướng đến tương lai giảm các giao dịch tiền mặt thì cần sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước về mặt pháp lý, cũng như phương diện tuyên truyền thông tin, lợi ích của ví điện tử đến từng người dân khắp các tỉnh thành. 

Có thể thấy, rào cản phát triển ví điện tử tại nước ta là vô cùng lớn. Tuy nhiên, nhìn sang bài học phát triển ví điện tử của Trung Quốc, ta có thể thấy viễn cảnh tương lai toàn bộ người dân sử dụng dịch vụ này hoàn toàn có khả năng.  Về cơ bản, tình hình nước ta khá giống Trung Quốc về cả thói quen và sự khác biệt phát triển kinh tế của từng vùng miền. Vì vậy, các doanh nghiệp phát triển ví điện tử chỉ cần cố gắng hoàn thiện các sản phẩm của mình về cả kênh thanh toán, lĩnh vực kinh doanh, phần mềm ổn định thì nối tiếp bước chân thành công của nước bạn là không khó. 

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *