Hướng dẫn cách ghi thẻ kho trên Excel

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách quản lý kho hiệu quả bằng Excel với các hàm cơ bản, từ đó giúp cho việc theo dõi và quản lí kho được hiệu quả hơn.

MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ CỦA THẺ KHO

Thẻ (sổ) kho được dùng để theo dõi số lượng nhập, xuất kho và tồn kho từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm và hàng hoá ở từng kho. Đây là tài liệu dùng làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật tư, dụng cụ, sản phẩm và hàng hoá cũng như xác định trách nhiệm của thủ kho.

Mỗi thẻ kho sẽ mở cho một loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm và hàng hoá cùng nhãn hiệu, cũng như đồng quy cách ở trong cùng một kho. Hàng ngày, các thủ kho sẽ căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi này, vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi trên 1 dòng, cuối ngày tính số tồn kho.

 
Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư sẽ xuống kho nhận chứng từ, kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho. Sau khi mỗi lần kiểm kê, kế toán phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên Thẻ kho sao cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.

HƯỚNG DẪN CÁCH LẬP THẺ KHO, SỔ KHO TRÊN EXCEL

MẪU THẺ KHO (SỔ KHO)

Đối với form mẫu của sổ (thẻ) kho, bạn có thể tìm được từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet. Mẫu sổ này giữa TT133 hoặc TT200 cơ bản đều giống nhau, nếu có gì khác biệt thì chỉ ở phần trích dẫn của các thông tư.

Bạn cũng có thể tự thiết kế lên Form sổ (thẻ) kho này. Hoặc cũng có thể tải file đính kèm dưới bài viết này về để tham khảo.

HÀM EXCEL SỬ DỤNG ĐỂ LẬP THẺ KHO (SỔ KHO)

Để làm sổ kho (thẻ kho) bạn vẫn có thể dùng các hàm Excel cơ bản để áp dụng cho một số bài viết gần đây về hướng dẫn làm sổ sách kế toán trên Excel, cụ thể các hàm đó bạn có thể tham khảo dưới đây:

Sử dụng hàm SUMIFS để tính số dư (tồn) đầu kỳ Sử dụng kết hợp hàm IF, AND để lấy số liệu phát sinh trong kỳ Sử dụng hàm SUM để tính số dư (tồn) quỹ cuối kỳ:

CÁCH THỰC HIỆN

Nếu như bạn để ý sẽ thấy rằng giữa thẻ (sổ) kho và sổ kế toán chi tiết vật tư, sản phầm và hàng hoá về cơ bản là giống nhau, chỉ có khác nhau là ở sổ kho ta chỉ theo dõi về mặt số lượng (hiện vật) nhập, xuất và tồn còn đối với sổ kế toán chi tiết vật tư, sản phầm và hàng hoá thì ngoài việc theo dõi về số lượng sẽ còn theo dõi thêm cả về mặt giá trị (thành tiền, số tiền). Chi tiết như sau: Ta chỉ cần bỏ các cột thành tiền thì sổ kế toán chi tiết vật tư, sản phầm và hàng hoá lúc đó sẽ thành sổ (thẻ) kho: Hi vọng những thông tin hướng dẫn về cách lập mẫu thẻ kho theo thông tư 200 bằng Excel trên đây sẽ giúp bạn thao tác nhanh hơn!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *