Hiệu quả của văn bản điện tử, chữ ký số đang dần thấy rõ

Đánh giá bài viết

Đến nay, 100% bộ, ngành, địa phương kết nối, liên thông và gửi nhận văn bản điện tử với trục liên thông văn bản quốc gia. Bước đầu để tích hợp, chia sẻ dữ liệu trở nên đơn giản hơn. Tiếp theo là áp dụng chữ ký điện tử, giúp ký giấy tờ không còn phải trực tiếp, tiết kiệm 1.200 tỷ đồng/năm từ công việc này.

Mang lại nhiều tiện ích khi áp dụng công nghệ xử lý giấy tờ

Đúng là như thế, theo Cục trưởng cục kiểm soát thủ tục hành chính, ông Ngô Hải Phan cho hay: “chỉ riêng giai đoạn từ 12/3 đến 27/5/2019 đã có 36.327 văn bản gửi và 105.325 văn bản nhận “đi qua” trục liên thông văn bản quốc gia”. Điều này cho thấy khối lượng văn bản gửi đi rất nhiều, nếu áp dụng phương pháp truyền thống gửi nhận trực tiếp sẽ tiếp tục tốn kém thời gian và tiền bạc. 

Đối với việc triển khai chữ ký số trong gửi, nhận văn bản điện tử, Ban Cơ yếu Chính phủ đã cung cấp trên 150.000 chứng thư số cho các bộ, ngành, địa phương; cấp 96/154 (62%) chữ ký số cho lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương và 118/262 chữ ký số cho lãnh đạo các địa phương. Đánh giá sơ bộ cho thấy, việc gửi, nhận văn bản điện tử mang lại rất nhiều tiện ích. Việc kết nối gửi, nhận văn bản qua trục liên thông văn bản quốc gia rất thuận lợi, giảm lượng phát hành văn bản giấy, là bước cải cách lớn, giúp cơ quan nhà nước giải quyết nhanh chóng, hiệu quả công việc…

Công nghệ số dần được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực 

Công nghệ số dần được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực 

Chữ ký số cần được đẩy mạnh hơn

Song song với việc phát triển hệ thống văn bản số, thì chữ ký số càng được đề cao. Tuy nhiên, tỷ lệ gửi văn bản có tích hợp chữ ký số còn thấp, nhất là Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, các tỉnh Lai Châu, Vĩnh Phúc, Quảng Bình. Lý do được đưa ra là để bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản điện tử và quy định ban hành và phát hành văn bản, văn bản điện tử phát hành phải có tối thiểu 6 chữ ký số. Văn bản có phụ lục, số lượng chữ ký sẽ rất lớn, điều này làm tăng đáng kể dung lượng đường truyền và thời gian xác thực chữ ký số.

Tuy nhiên, trên cơ sở nền tảng số, tiến tới cải thiện dần những điểm bất cập mà chữ ký số còn mắc phải. Cùng với đó là việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thực, năng lực cán bộ trong việc triển khai và áp dụng chữ ký số. Hơn hết hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của các cơ sở cung cấp chữ ký số cần được hoàn thiện để đảm bảo tính bảo mật, an toàn của chữ ký điện tử.

Đặc biệt, sắp tới khi việc sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy, chữ ký số càng cho thấy được vai trò của mình trong vòng quay công nghệ. Văn bản điện tử, chữ ký số sẽ là cách thức mới, mặc dù còn nhiều khó khăn và bất cập, tuy nhiên đây sẽ là căn cứ để hoàn thiện hơn hệ thống từ đó khi đi vào áp dụng triệt để sẽ giảm bớt vấn đề phát sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *