Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có nghĩa vụ gì đối với cơ quan thuế?

Với đặc điểm tổ chức trung gian đứng giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế trong quá trình áp dụng hóa đơn điện tử, nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có trách nhiệm và nghĩa vụ với cả hai bên. Nói về mối quan hệ với cơ quan thuế, đơn vị cung cấp có những nghĩa vụ gì?

Nghĩa vụ của nhà cung cấp hóa đơn điện tử với cơ quan thuế được quy định tại Nghị định 119

Nghĩa vụ của nhà cung cấp hóa đơn điện tử với cơ quan thuế được quy định tại Nghị định 119

Theo điểm b Khoản 1 Điều 34 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ, nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đối với cơ quan thuế được quy định thành 7 điểm chính, cụ thể như sau:

  • Nhà cung cấp hóa đơn điện tử chỉ được phép cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử căn cứ theo ngày nêu tại thỏa thuận đã ký với Tổng cục Thuế.
  • Có trách nhiệm chuyển hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế lên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế ngay sau khi nhận được hóa đơn điện tử từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh.
  • Cung cấp thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan quản lý thuế khi có yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật.
  • Tuân thủ các quy định hiện hành về viễn thông, Internet, các quy định kỹ thuật, nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
  • Thiết lập kênh kết nối chuyển dữ liệu tới Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đảm bảo liên tục, an ninh, an toàn.
  • Chủ động giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dịch vụ hóa đơn điện tử và thông báo với cơ quan thuế để phối hợp nếu vướng mắc có liên quan tới Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
  • Trường hợp Cổng thông tin điện tử bên phía nhà cung ứng hóa đơn điện tử có lỗi thì phải thông báo ngay cho người mua dịch vụ, cơ quan quản lý thuế để có biện pháp xử lý và thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.

Trong quá trình tìm hiểu, lựa chọn nhà cung ứng cũng như khi sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử, doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nên làm việc chặt chẽ với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để đảm bảo các bên đều nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó, giúp quy trình giữa doanh nghiệp – nhà cung ứng – cơ quan thuế vận hành ổn định, thông suốt. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn tìm hiểu về quyền và nghĩ vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với khách hàng mua dịch vụ thì tìm hiểu Điều 33 Nghị định 119 để nắm rõ chi tiết. 

4.9/5 - (11 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *