Hướng dẫn sử dụng hàm RIGHT trong Excel

Đánh giá bài viết

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc trưng và cách sử dụng chi tiết đối với hàm RIGHT trong Excel, cùng theo dõi nhé! Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ giải thích các đặc trưng của hàm Right trong Excel và chỉ ra những cách tối ưu để sử dụng công thức hàm Right trong Excel

CHỨC NĂNG CỦA HÀM RIGHT TRONG EXCEL

Hàm RIGHT được dùng trong Excel với công dụng giúp phân xuất số kí tự xác định trong chuỗi văn bản = Right(Text,[num_chars])

 

Cụ thể như sau:

  • Text (bắt buộc) – là chuỗi văn nguyên bản mà bạn muốn phân xuất kí tự.
  • Num-chars (không bắt buộc) – là số kí tự muốn phân xuất, tính từ kí tự bên phải

+ Nếu như bỏ sót num-chars, 1 kí tự cuối cùng trong chuỗi sẽ được trả lại (mặc định)

+ Nếu num-chars nhiều hơn tổng kí tự của chuỗi, thì tất cả kí tự sẽ được trả lại

+ Nếu num-chars là số âm, thì công thức hàm RIGHT lúc này sẽ trả về #VALUE! Error (giá trị lỗi). Ví dụ, lấy ra 3 kí tự cuối của chuỗi văn bản ô A2, ta dùng công thức: =RIGHT(A2, 3) Kết quả trả về lúc này sẽ như sau: Lưu ý rằng: hàm RIGHT trong EXCEL sẽ luôn trả về một chuỗi văn bản, đó là ngay cả khi giá trị gốc là một chữ số. Để công thức hàm RIGHT có thể cho ra giá trị là số thì nên kết hợp công thức với hàm VALUE.

CÁCH SỬ DỤNG HÀM RIGHT TRONG EXCEL, VÍ DỤ MẪU

Trong thực tế cho thấy, hàm RIGHT hiếm khi được dùng độc lập, mà thường sẽ được sử dụng với một hàm khác để có thể tạo những nên công thức phức tạp và hiệu quả hơn trong Excel.

CÁCH PHÂN XUẤT CHUỖI KÝ TỰ CON THEO SAU MỘT KÝ TỰ XÁC ĐỊNH

Trong trường hợp nếu như bạn muốn phân xuất một chuỗi kí tự con theo sau một kí tự nhất định, hãy dùng cả hàm SEARCH hay FIND để có thể xác định được vị trí của kí tự đó, ngoại trừ vị trí kí tự được chọn trong tổng chuỗi kí tự trả về bạn dùng hàm LEN, kéo số kí tự mà bạn muốn chọn từ phía bên phải chuỗi văn bản nguồn. RIGHT(chuỗi văn bản, LEN(chuỗi văn bản) – SEARCH(kí tự, chuỗi văn bản)) Ô A2 lúc này chứa kí tự đầu và cuối được phân tách nhau bằng khoảng trống, thực hiện kéo kí tự cuối sang một cột khác. Dùng những công thức trên, sau đó hãy ghi A2 vào khoảng trống của chuỗi, và tiếp tục điền kí tự vào khoảng trống “”. =RIGHT(A2,LEN(A2)-SEARCH(” “,A2)) Kết quả trả về lúc này như sau: Trong trường hợp tương tự như vậy, bạn có thể phân xuất được chuỗi kí tự con theo sau bất kì kí tự nào khác như: (,) (;) (-)… Giả sử, để phân xuất một chuỗi kí tự con theo sau dấu (-), bạn dùng công thức: =RIGHT(A2,LEN(A2)-SEARCH(“-“,A2)

CÁCH PHÂN XUẤT CHUỖI KÝ TỰ CON XUẤT HIỆN SAU DẤU PHÂN CÁCH CUỐI CÙNG

Khi tiến hành xử lí những chuỗi phức tạp có chứa nhiều dấu phân cách, bạn sẽ thường phải khôi phục lại chuỗi văn bản bên phải của dấu phân cách cuối cùng. Để đơn giản hóa mọi việc, hãy theo dõi bảng chứa dữ liệu nguồn và kết quả trả về sau: Dựa vào bảng trên bạn có thể thấy rằng cột A chứa một chuỗi lỗi (ERROR). Nhiệm vụ của bạn lúc này là tiến hành kéo phần mô tả lỗi theo sau dấu (:) trong từng chuỗi. Phức tạp hơn nữa đó chính là chuỗi văn bản gốc có thể chứa được số lượng dấu phân cách khác nhau như là ô A3 chứa 3 dấu (:) trong khi ô A5 thì chỉ có 1. Để giải quyết được vấn đề này, bạn cần xác định được vị trí của dấu phân cách cuối cùng nằm trong chuỗi nguồn (trong ví dụ là dấu (:) cuối cùng).

Để tiến hành cần có những hàm chức năng khác:

Bước 1: Lấy số lượng dấu phân cách nằm trong chuỗi nguồn:

  • Tính tổng độ dài của chuỗi văn bản, ta dùng hàm LEN: LEN(A2)
  • Tính chiều dài đối với chuỗi không có dâu phân cách bằng việc sử dụng hàm SUBTITUTE để có thể bỏ toàn bộ dấu phân cách: LEN(SUBSITUTE(A2,“:”,“”)
  • Trừ chiều dài chuỗi văn bản gốc không có chứa dấu ngăn cách từ tổng chuỗi văn bản nguồn là: LEN(A2)-LEN(SUBSTITUTE(A2,”:”,””)

Để có thể đảm bảo công thức đúng, bạn thực hiện chia công thức ra các ô riêng, lúc này có 2 kết quả trả về, ô A2 chứa số lượng dấu (:).

Bước 2: Tiến hành thay thế dấu phân cách cuối cùng với các kí tự riêng biệt.

Để thực hiện phân xuất văn bản đứng sau dấu phân cách trong chuỗi, bạn cần “đánh dấu” dấu phân cách nằm cuối cùng. Để đánh dấu, bạn cần thay thế dấu (:) cuối cùng với kí tự không xuất hiện trong chuỗi nguồn như (#) Nếu như đã quen dùng hàm SUBSTITUTE trong Excel, thì có thể bạn biết rằng lựa chọn thứ 4 (instance_num) chỉ cho phép thay thế một vị trí xác định của kí tự nhất định. Khi đã tính xong số lượng dấu phân cách của chuỗi, hãy bổ sung vào lựa chọn thứ 4 bằng hàm SUBSTITUTE sau:

=SUBSTITUTE(A2,”:”,”#”,LEN(A2)LEN(SUBSTITUTE(A2,”:”,””)))

Nếu như đặt công thức này nằm trong một ô riêng biệt, kết quả lúc này sẽ quay lại chuỗi: ERROR:432#Connection timed out

Bước 3: Lấy vị trí của dấu phân cách cuối cùng trong chuỗi.

Dựa vào kí tự được thay thế so với dấu phân cách cuối cùng, dùng cả hàm SEARCH hoặc là FIND để xác định vị trí của kí tự trong chuôi. Tiến hành thay thế dấu (:) cuối cùng với dấu (#), ta dùng công thức: =SEARCH(“#”,SUBSTITUTE(A2,”:”,”#”,LEN(A2)LEN(SUBSTITUTE(A2,”:”,””))))

Trong ví dụ trên, công thức trả về 10, sẽ là vị trí của dấu (#) trong chuỗi thay thế.

Bước 4: Trả về chuỗi kí tự con về phía bên phải của dấu phân cách cuối cùng. Vị trí của dấu phân cách cuối cùng trong chuỗi lúc này đã xác định, thực hiện trừ số đó từ tổng độ dài của chuỗi, sau đó bạn dùng hàm RIGHT để trả về những kí tự cần từ phần kết của chuỗi nguồn: =RIGHT(A2,LEN(A2)SEARCH(“$”,SUBSTITUTE(A2,”:”,”$”,LEN(A2)-LEN(SUBSTITUTE(A2,”:”,””)))))

Kết quả trả về lúc này là: Đối với bộ dữ liệu lớn, các ô khác nhau có khả năng chứa được nhiều dấu phân cách khác nhau, bạn có thể dùng hàm IFERROR để khoanh vùng công thức: =IFERROR(RIGHT(A2,LEN(A2)SEARCH(“$”,SUBSTITUTE(A2,”:”,”$”,LEN(A2)LEN(SUBSTITUTE(A2,”:”,””))))), A2)

Khi chuỗi xác định không chứa dấu phân cách xác định, chuỗi nguồn lúc này sẽ được trả lại, như hàng 6 trong hình dưới đây:

CÁCH DỜI N KÝ TỰ ĐẦU TIÊN TRONG MỘT CHUỖI

Bên cạnh chức năng phân xuất chuỗi kí tự con từ cuối chuỗi, thì hàm RIGHT còn được dùng nhiều để dời số lượng kí tự nhất định từ phía đầu chuỗi, bạn dùng công thức sau:

RIGHT(string, LEN(string)-số_kí_tự_cần_dời

Ví dụ dưới đây đã thực hiện dời 6 kí tự đầu tiên (5 chữ cái và 1 dấu (:)) từ chuỗi A2, công thức mẫu: =RIGHT(A2, LEN(A2)-6)

HÀM RIGHT TRONG EXCEL CÓ THỂ TRẢ VỀ SỐ KHÔNG?

Như đã đề cập bên trên, hàm RIGHT luôn luôn trả về chuỗi văn bản ngay cả lúc giá trị nguồn là một con số. Nhưng nếu bạn muốn xử lý dữ liệu số và được trả kết quả là số thì phải làm cách nào? Một giải pháp khá đơn giản đó chính là dùng tổ hợp hàm RIGHT nằm trong hàm VALUE để có thể chuyển chuỗi nguồn từ đơn vị số sang đơn vị số.

Ví dụ, để có thể kéo 5 kí tự cuối từ chuỗi A2 và chuyển kí tự phân tách này thành số, bạn dùng công thức: =VALUE(RIGHT(A2, 5)) Kết quả trả về sẽ như bảng dưới đây:  

VÌ SAO HÀM RIGHT KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC VỚI NGÀY THÁNG?

Lí do bởi vì hàm RIGHT chỉ dùng được với chuỗi văn bản trong khi ngày tháng đã được thể hiện bằng những con số ẩn trong Excel, hàm RIGHT lúc này không thể lấy lại một phần của ngày chẳng hạn như ngày, tháng, hay năm. Nếu bạn cố gắng thực hiện, thì kết quả trả về sẽ là một vài chữ số cuối cùng của một ngày.

Giả sử như, ô A1 chứa ngày 18/01/2017. Nếu bạn cố phân xuất năm bằng hàm RIGHT(A1,4), thì kết quả trả về là 2753 – 4 con số này thể hiện cho 18/1/2017 trong hệ thống Excel.

Vậy bạn phải làm sao để lấy lại một phần nhất định của ngày? Hãy sử dụng hàm sau:

  • Hàm DAY dùng để phân xuất ngày: =DAY(A1)
  • Hàm MONTH có tác dụng phân xuất tháng: =MONTH(A1)
  • Hàm YEAR dùng để phân xuất năm: =YEAR(A1)

Kết quả sẽ ra như bảng dưới đây: Nếu ngày tháng đã được thể hiện bằng chuỗi văn bản, thông thường sẽ xảy ra trong trường hợp xuất dữ liệu từ nguồn bên ngoài, bạn có thể dùng hàm RIGHT để tiến hành kéo một vài kí tự là một phần xác định của ngày ở cuối cùng của dãy. Trên đây là những hướng dẫn chi tiết để bạn có thể tự tin sử dụng hàm Right trong Excel, chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *