Biên lai thu tiền được biết đến là giấy biên nhận của doanh nghiệp hay cá nhân đã thu tiền hoặc thu séc từ người nộp và dùng làm căn cứ lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ cũng như để người thu thanh toán cho các cơ quan và lưu quỹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách lập mẫu biên lai thu tiền trên Excel theo Thông tư 133 trên Excel theo mẫu mới nhất năm 2018.
MẪU BIÊN LAI THU TIỀN THEO THÔNG TƯ 133 TRÊN EXCEL
Để có mẫu Biên lai thu tiền theo Thông tư 133 trên Excel như mẫu, bạn tiến hành thực hiện theo các bước sau:
HƯỚNG DẪN LẬP BIÊN LAI THU TIỀN THEO THÔNG TƯ 133 TRÊN EXCEL
- Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ ràng tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hay đóng dấu đơn vị
- Mẫu chứng từ: Sử dụng trong Textbox (Insert -> Textbox) để tạo box,trong đó ghi rõ mẫu chứng từ kèm theo các thông tin cơ bản khác (đã có mẫu). Dùng Textbox để có thể dễ dàng di chuyển box mà không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng của các cột
- Ngày … tháng … năm …: biểu thị thời gian lập Giấy đề nghị thanh toán
- Họ và tên người nộp, Địa chỉ: Ghi rõ, đầy đủ họ tên, địa chỉ của người nộp tiền
- Nội dung thu: Ghi rõ nội dung thu tiền
- Số tiền thu: Ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, rồi ghi rõ đơn vị tính là “đồng” hoặc USD … Nếu bạn thu bằng séc phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của tờ séc bắt đầu lưu hành cùng với họ tên người sử dụng séc.
Khi lập Biên lai thu tiền, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:
LƯU Ý
– Biên lai thu tiền được lập thành hai liên (bạn đặt giấy than để viết một lần). Sau khi thu tiền, người thu và người nộp tiền sẽ cùng ký và ghi rõ họ tên để xác nhận với nhau số tiền đã thu, đã nộp. Sau khi ký xong, người thu tiền sẽ lưu 1 liên và liên 2 giao cho người nộp tiền giữ. Cuối ngày, người được đơn vị giao nhiệm vụ thu tiền sẽ phải căn cứ vào bản biên lai lưu để lập Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày và nộp cho kế toán để kế toán có thể lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hay làm thủ tục nộp ngân hàng. Tiền mặt thu được vào ngày nào, người thu tiền phải nộp quỹ ngày đó. Biên lai thu tiền sẽ áp dụng trong các trường hợp thu tiền phạt, lệ phí, ngoài pháp luật phí, lệ phí… và các trường hợp khách hàng nộp séc thanh toán với các khoản nợ Vậy là với những hướng dẫn chi tiết bên trên, bạn đã có thể lập thành công một mẫu biên lai thu tiền hoàn chỉnh rồi đấy!