Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn công thức tính ngày công trong Excel với hàm WORKDAY.INTL. Cùng đón đọc nhé!
CÚ PHÁP CỦA HÀM
Cú pháp hàm WORKDAY.INTL với các đối số sau đây:
- Start_date:(Bắt buộc) là ngày bắt đầu, được cắt cụt để trở thành số nguyên.
- Days:(Bắt buộc) là số ngày làm việc trước hay sau start_date. Giá trị dương sẽ cho kết quả là một ngày trong tương lai; trong khi đó giá trị âm sẽ cho kết quả là một ngày trong quá khứ; còn giá trị 0 cho kết quả là start_date. Day-offset sẽ được cắt cụt để thành một số nguyên.
- Weekend:(Tùy chọn) đối số này cho biết các ngày nào trong tuần sẽ là ngày cuối tuần và sẽ không được coi là ngày làm việc. Weekend là một số của ngày cuối tuần hay một chuỗi chỉ rõ khi nào thì sẽ diễn ra ngày cuối tuần. Các giá trị chuỗi ngày cuối tuần được biểu thị dài bảy ký tự và mỗi một ký tự trong chuỗi biểu thị một ngày trong tuần và bắt đầu từ thứ hai.
– 1 là ngày nghỉ.
– 0 là ngày làm việc.
Chỉ các ký tự 1 và 0 đượcdùng trong chuỗi. 1111111 là một chuỗi không hợp lệ.
Giả sử, “0000011″ sẽ cho ra kết quả là ngày cuối tuần Thứ bảy và Chủ nhật.
- Holidays: (Tùy chọn) là một tập hợp tùy chọn bao gồm một hay nhiều ngày cần phải được trừ khỏi lịch ngày làm việc. Holidays là một phạm vi ô có chứa ngày hay một hằng số mảng gồm những giá trị seri biểu thị các ngày đó. Bạn có thể tự do sắp xếp thứ tự của ngày hay các giá trị sê-ri trong đối số holidays.
- Cách tính số ngày thông thường, lấy ngày bắt đầu + số ngày, sẽ ra được ngày kết thúc.
Ví dụ: Tại ô A2 có giá trị là ngày “10/02/2018”, sau đó cộng tới 7 ngày nữa, thì sẽ là: 17/02/2018.
- Khi WORKDAY áp dụng cho còn đang đi học, thì mặc định được ngày nghỉ là T7, CN rồi, và danh sách ngày nghỉ lễ nếu có.
Cũng là ngày “10/02/2018”, nếu cộng thêm 7 ngày, và thứ 7 + CN nghỉ, thì kết quả sẽ là: 20/02/2018. Nếu như tính ngày nghỉ lễ sẽ là: “01/03/2018”.
- Khi WORKDAY chuyển thành WORKDAY.INTL thì sẽ có số ngày nghỉ trong tuần khi làm việc.
Cũng là ngày “10/02/2018”, khi cộng thêm 7 ngày, nhưng chỉ đi làm 2-4-6, còn lại là nghỉ, lễ lạc không quan tâm, kết quả lúc này sẽ trả về là: “26/02/2018”.
Và, khi bạn tính luôn ngày nghỉ lễ lạc, thì dịp đó lại rơi vào đợt nghỉ Tết Nguyên Đán, cuối cùng thì kết quả sẽ là: “07/03/2018”.
Bạn có đang thắc mắc “0101011” nghĩa là như thế nào ko? Đó chính là tuần tự 7 ngày trong tuần từ T2 tới CN. Với weekend, 1 ở ddayaa có nghĩa là được nghỉ, và 0 ở đây nghĩa là ngày làm việc, sẽ tính ngày.
Bên dưới đây là một ví dụ, khi bạn có ngày nhập học, và số giờ học/buổi, cùng lịch học.
NETWORKDAYS.INTL(ngày bắt đầu, ngày kết thúc, weekend, holidays) sẽ cho ra kết quả là số ngày tương ứng giữa 2 ngày trên. Vậy làm thế nào để tính có bao nhiêu ngày thứ 7 trong tuần, trừ ngày nghỉ lễ? Bạn sẽ phải áp dụng công thức nào?
Bạn có đơn đặt hàng, và ngày hoàn thành sản phẩm, cũng như lịch giao hàng, bạn muốn kiểm tra xem danh sách đơn hàng đó có đang nằm trong lịch giao hàng hay không? Vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng thông qua hàm NETWORKDAYS.INTL
Tóm lại là, bạn hoàn toàn có thể tính được số ngày công trong tháng với công thức NETWORKDAYS.INTL có áp dụng cụ thể theo lịch làm việc có được nghỉ thứ 7 hay không?